Những kiến thức SEO căn bản cho phỏng vấn xin việc - Bạn là một SEOer mới ra nghề và đang cần một việc làm? Bạn băn khoăn mình cần những kiến thức gì trước khi tham gia buổi phỏng vấn? Hãy nhớ rằng khi bạn đi phỏng vấn xin việc cho vị trí SEO thì chắc chắn rằng bạn sẽ phải chuẩn bị những kiến thức trong bài này vì nó là căn bản cho một SEOer
Những kiến thức SEO căn bản cho phỏng vấn xin việc
Bạn là một SEOer mới ra nghề và đang cần một việc làm? Bạn băn khoăn mình cần những kiến thức gì trước khi tham gia buổi phỏng vấn? Hãy nhớ rằng khi bạn đi phỏng vấn xin việc cho vị trí SEO thì chắc chắn rằng bạn sẽ phải chuẩn bị những kiến thức trong bài này vì nó là căn bản cho một SEOer.
Những kiến thức SEO căn bản cho phỏng vấn xin việc
I. Làm SEO có khó không?
Cũng như bất kỳ một lĩnh vực trong nhiều ngành nghề khác, chúng tôi xin khẳng định: Làm SEO không khó nhưng để trở thành một SEOer giỏi không dễ! Muốn trở thành một SEOer giỏi, thì ngoài những kiến thức SEO cơ bản như Onpage, offpage, backlink… bạn còn phải cần có một tinh thần ham thích học hỏi và trải nghiệm cung với việc thực hành không ngừng nghỉ. Với khoảng thời gian trung bình từ 6 tháng đến 1 năm là bạn đã có thể tự trả lời câu hỏi của mình làm SEO có khó không rồi. Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên SEO
II. Phỏng vấn SEO cần chuẩn bị kiến thức gì?
Tất nhiên SEO cũng giống những nghề khác. Bạn không thể giỏi nếu không có một môi trường để làm việc và học hỏi. Và câu chuyện thực tế thì các doanh nghiệp cũng như công ty tư nhân luôn muốn tìm cho mình những ứng viên có kinh nghiệm hoặc có sự hiểu biết nhất định để tiết kiệm thời gian đào tạo cũng như chi phí. Vậy nên đối với những bạn chưa có kinh nghiệm mới chậm chững tìm việc thì để lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng rất gian nan. Hy vọng rằng với bài viết này có thể giúp bạn có thêm sự tự tin cũng như kiến thức đê vượt qua vòng phỏng vấn.
Làm SEO cần biết những gì?
- Nghiên cứu từ khóa
- Bằng việc xây dựng hệ thống các từ khóa dài (longtail keywords) trước để có những từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao, dễ SEO bạn sẽ dễ thở hơn với các keywords ngắn cùng chủ đề.
- Các tools phân tích từ khóa của Google:
- https://adwords.google.com (Sử dụng để phân tích và tìm kiếm các từ khóa liên quan, lên ý tưởng từ khóa, thống kê lượt search trung bình/tháng, lọc từ khóa của đối thủ,….)
- http://www.google.com/trends/ (kiểm tra được xu hướng tăng giảm của từ khóa, điểm mạnh của công cụ này là xác định được theo địa lý, vùng miền)
- Nội dung
- Trong SEO thì một ngày nào đó backlink có thể không còn là Queen nhưng Content thì luôn luôn là King( trong câu content is king, backlink is Queen)
- Nội dung định hướng cho marketing, luôn cần có CTA,…Lưu ý công thức AIDA khi soạn thảo nội dung
- Sử dụng các kỹ thuật để tạo được title gây thu hút, thời thượng
- Có thể sử dụng các tools biên soạn nội dung hàng loạt nhưng là nội dung vô nghĩa, rác với người dùng( dành cho hệ thống vệ tinh)
Onpage
- Cần có sự sắp sếp các tiêu chuẩn onpage thống nhất( về các thể H, image...) chú ý thêm:
- Liên kết nội bộ( internal link)
- Điều hướng website
- Tốc độ tải trang, điều này rất quan trọng luôn ưu tiên sử lý nếu xảy ra sự cố liên quan (kiểm tra bằng https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/ )
- Tính khả dụng (Usability)
- Dùng google analystic để có thể thu thập thông tin người dùng từ đó tạo số liệu để phân tích và đánh giá hành vi.
Xây dựng hệ thống backlink
- xây dựng hệ thống một cách tự nhiên và tăng tính hữu ích cho backlink
- Xây backlink theo các tầng tùy mô hình
- Đa dạng anchor text không nên có nhồi nhét keywords
- Chất lượng hơn số lượng
- Đa dạng tên miền và IP nên tìm kiếm nhiều tên miền về giáo dục( edu) và chính phủ( GOV) để đặt link
Các vấn đề hiển thị trên SERPS
- Rich snippets
- Site link
- Local, rating
Tăng traffic, yếu tố sống còn của SEO
- Web cần có thêm các tính năng như: box like, share, G+,…
- Web nên liên kết với fanpage của mình, tăng view từ mạng xã hội
- Tăng view hoặc tăng like, G+ có thể sử dụng các tools view tăng traffic thực
Đo lường các chỉ số và đánh giá hiệu quả quá trình SEO
- Google Analytic : Thống kê được traffic, các chỉ số time on sites, nguồn và lượng truy cập, từ khóa tim kiếm truy cập.
- Google webmaster tool: Nơi có thể kiếm được hầu hết các thông tin mình cần cũng như kênh thông báo của gg về tình trạng websites
Hy vọng với những kiến thức căn bản này có thể giúp bạn thêm tự tin để tìm kiếm cho mình một việc làm để gia tăng kinh nghiệm cũng như kiến thức với nghề SEO. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết thử sức mình ở đâu có thể đăng ký ứng tuyển ngay vào Trần Toàn Phát để có cơ hội trở thành một thành viên của chúng tôi.