Phân tích SWOT kỹ năng xin việc không thể thiếu - Tại sao lại áp dụng mô hình phân tích chiến lược kinh doanh sản xuất vào kỹ năng xin việc cá nhân?
Phân tích SWOT kỹ năng xin việc không thể thiếu - Phân tích và ứng dụng
Đầu tiên Trần Toàn Phát sẽ giải thích sơ lược khái niệm SWOT, Theo Wikipedia thì SWOT là mô hình phân tích chiến lược kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Các yếu tố chính của chiến lược này là phân tích theo 4 yêu tố Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) viết tắt bằng các chữ cái đầu này ghép lại ta được SWOT. là tên của chiến lược này.
Như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ngay cho dù là doanh nghiệp hay cá nhân điều có thể áp dụng mô hình này. Bời vì bất doanh nghiệp hay cá nhân nào cũng điều phải có điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội hoặc thách thức. Và trên thực tế khi chúng ta đi xin việc thì hầu như bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng điều hỏi chúng ta những câu hỏi đại loại như hay cho tôi biết điểm mạnh và yếu của bạn, hoặc là bạn tìm kiếm gì ở công việc này( cơ hội) hay bạn có chiệu được áp lực công việc làm việc với cường độ cao không( thách thức) vì vậy nếu bạn nắm bắt được mô hình SWOT này thì bạn sẽ có một kỹ năng xin việc rất tốt đấy. Xem thêm: Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn
SWOT kỹ năng xin việc cần thiết
Để áp dụng SWOT tốt hơn cho kỹ năng xin việc bài viết sẽ đi sâu hơn vào từng yếu tố và những câu hỏi thường gặp khi bạn đối thoại với các nhà tuyển dụng.
S - Điểm mạnh:
Một sự thật hiển nhiên là không có nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một người nhân viên mà họ không biết rõ thế mạnh của mình là gì. Đừng bao giờ trả lời chung chung về câu hỏi này mà hãy đi sâu vào kỹ năng và kiến thức của bạn. Ví dụ như bạn học công nghệ thông tin thì hãy nhấn mạnh vào chuyên ngành của mình đừng trả lời bằng những câu đại loại như thế mạnh của em là máy tính, công nghệ thông tin hay IT mà phải thể hiện rõ: Vâng, thưa anh/chị điểm mạnh của em là khả năng phân tích code, viết và lập trình chương trình hoặc khả năng sử dụng photoshop thành thạo, chỉnh sủa ảnh đẹp...
W - Điểm yếu:
"Biết người biết ta trăm trận trăm thắng" Thật vậy, tự nhận xét mình và nêu ra được điểm yếu là một điểm cộng rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng nhưng hãy nhớ là đừng bao giờ nêu ra điểm yếu mà không có hướng khác phục nhé những câu trả lời mang tính cầu tiến luôn luôn tạo được một ấn tượng rất tốt với người tuyển dụng bạn. Hãy thật tự tin trả lời rằng: "Em tuy chuyên môn là thiết kế nhưng em cảm thấy mình ngoài Photoshop còn chưa sử dụng được nhiều chương trình đồ họa như Corel... em dự định sẽ học thêm một khóa đào tạo buổi tối trong thời gian gần đây".
O - Cơ hội:
"Bạn hãy nói cho tôi biết những gì bạn có thể làm khi bạn ứng tuyển vào vị trí này của công ty" hoặc những câu hỏi tương tự thì đây chính là cơ hội của bạn hãy nắm bắt lấy nó, nhà tuyển dụng không quá mong chờ một câu trả lời hoàn hảo cho vị trị này mà là sự linh hoạt và cách bạn thể hiện kiến thức của mình. Cơ hội đến với tất cả mọi người nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta phải nhận thấy và nắm bắt được nó.
T - Thách thức:
Khi bạn được nhận thì điều này vừa là cơ hội cũng như là thách thức cho chính bạn. Một công việc mới một khởi đầu mới vượt qua được nó bạn sẽ thành công. Đừng bao giờ cảm thấy mình quá đen đủi khi cuộc sống quá nhiều thách thức bỡi lẽ bất cứ ai dù là người ở tột đỉnh thành công họ cũng đã phải từng vượt qua những thách thức của chính mình. Con đường thành công luôn chờ bạn chinh phục nó.
TranToanPhat.vn